Nội dung

  • Flash Crash là gì?
  • Nguyên nhân nào dẫn tới Flash Crash?
  • Các vụ Flash Crash kinh điển làm rung chuyển thị trường tài chính
  • Flash Crash gây ảnh hưởng như thế nào tới thị trường tài chính?

Flash Crash là gì?

Flash Crash hiểu đơn giản chính là sự bán tháo 1 loại cổ phiếu, một cặp tiền tệ nào đó khiến giá giảm đi hàng trăm pip chỉ trong 1 thời gian cực ngắn. Flash Crash diễn ra khiến giá sụt nhanh và mạnh tới mức nếu trader nào đang giao dịch vào đúng thời điểm đó sẽ chỉ há hốc mồm, mắt trân trân nhìn màn hình hoặc ngay lập tức hỏi Google để xem chuyện quái gì đang xảy ra???

Nguyên nhân nào dẫn tới Flash Crash?

Lỗi của con người: Ủy ban giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã xem con người chính là nguyên nhân xảy ra các sự cố định kỳ trong thị trường chứng khoán cũng như các thị trường khác. Nếu nhà giao dịch hoặc các nhà quản lý quỹ thực hiện các lệnh giao dịch với 1 khối lớn theo cơ chế thực thi ngay lập tức trên thị trường được coi là thủ phạm dẫn tới sự cố Flash Crash.

Sự cố máy tính / phần mềm: Sự khác biệt về dữ liệu bắt nguồn từ thị trường hoặc sàn giao dịch cũng được xem như là lý do dẫn tới việc dữ liệu giá không chính xác liên quan đến sự cố flash. Ngoài ra, lỗi trong mã lập trình của các hệ thống giao dịch tự động còn gây ra hậu quả tiêu cực không lường trước được.

Gian lận: Một hành vi được gọi là “giả mạo” liên quan đến việc đặt các lệnh bán khối lớn tại thị trường chỉ bị hủy khi giá đến gần. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa và Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) coi phương thức này là nguyên nhân của một vụ Flash Crash năm 2010 của chỉ S & P 500.

Giao dịch cao tần (HFT): HFT là một phương pháp giao dịch gây tranh cãi trong đó hệ thống tự động điều khiển bởi các thuật toán được sử dụng để nhận ra các điều kiện thị trường thay đổi nhằm thực hiện giao dịch phù hợp. Các hệ thống HFT có thể đặt 1 khối lượng lớn đơn đặt hàng trên thị trường với tốc độ cực nhanh do đó gây ra một động thái tiêu cực trong việc định giá. Dù vai trò các công ty HFT vẫn còn gây tranh cãi, nhưng các ngân hàng trung ương như Bundesbank, Đức tin rằng chính những công ty HFT làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố Flash Crash.

Các vụ Flash Crash kinh điển làm rung chuyển thị trường tài chính

Flash Crash NYSE 2010

Flash Crash NYSE đã dẫn đến sự sụp đổ bất ngờ trên TTCK Mỹ vào ngày 06/05/2010 khiến cho chỉ số Dow Jones giảm 1000 điểm chỉ trong vòng 10 phút trước khi phục hồi trở lại. Trong khi đó rất nhiều cổ phiếu trên sàn Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) giảm xuống còn 1 USD hoặc thấp hơn. Cho đến cuối ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones đã phục hồi khá nhanh lên tới 70%. Chính điều này đã khiến vàng tăng kỷ lục lên tới 1.200 USD/Oz.

Theo điều tra của cảnh sát,  Navinder Sarao, một người Anh chính là hung thủ dẫn tới tình trạng bán tháo trên. Các nhà điều tra phát hiện ra rằng Sarao đã từng thực hiện và hủy bỏ hàng trăm hợp đồng tương lai “E-mini S & P”. Anh ta đã tham gia vào một chiến thuật giao dịch bất hợp pháp, kết quả là, Waddell & Reed đã  buộc phải phá vỡ hợp đồng trị giá 4,1 tỷ đô la.

Tập đoàn CME cảnh báo Sarao và nhà môi giới của ông, MF Global, rằng các giao dịch của Sarao được cho là lừa đảo thao túng giá thị trường bằng cách xây dựng giá sai, sau đó nhanh chóng bán chúng đi để kiếm lợi nhuận.

Vào thời điểm đó, mọi người đều nghĩ rằng vụ tai nạn là do cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Nếu ECB để Hy Lạp vỡ nợ, nó có thể kích hoạt mặc định của các quốc gia có nợ khác như Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của các quốc gia này sẽ phải chịu những khoản lỗ lớn. Vì các nhà đầu tư chủ yếu là ngân hàng, tương tự như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tín dụng ngân hàng năm 2007. Gây  ra nỗi sợ về sự đóng băng tín dụng ở các ngân hàng châu Âu. Tuy nhiên, thực tế lại do 1 tay Sarao tạo nên.

Flash Crash trái phiếu 2014

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2014, lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đã giảm từ 2,0% xuống 1,873% trong vài phút sau đó cũng nhanh chóng tăng trở lại. Đó là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009. Nhiều người đổ lỗi cho các chương trình thuật toán, do 60% giao dịch được thực hiện qua hệ thống điện tử, thay vì qua điện thoại truyền thống. Điều đó đã làm cho hệ thống máy tính gần như không đủ sức phản ứng với những khối giao dịch quá lớn dẫn đến  Flash Crash.

Flash Crash của NASDAQ

NASDAQ nổi tiếng với các Flash Crash. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2013, NASDAQ đã đóng cửa từ 12:14 chiều EDT đến 3:25 chiều EDT. Một trong những máy chủ tại NYSE không thể giao tiếp với máy chủ NASDAQ để cung cấp dữ liệu giá chứng khoán. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng vấn đề không thể giải quyết và máy chủ tại NASDAQ đã ngừng hoạt động.

Chính lỗi này của NASDAQ đã gây thiệt hại lên tới 500 triệu USD, khi IPO đầu tiên của Facebook được công bố. Vào ngày 18 tháng 5 năm 2012, IPO đã bị trì hoãn trong 30 phút. Nói cách khác, nhà giao dịch không thể đặt, thay đổi hoặc hủy đơn hàng. Sau khi trục trặc được khắc phục, đã có 460 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công.

Flash Crash gây ảnh hưởng như thế nào tới thị trường tài chính?

Một trong những lo ngại chính là khi Flash Crash xảy ra sẽ dẫn tới sự cố suy thoái. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán báo hiệu sự mất niềm tin vào nền kinh tế. Khi sự tự tin không được phục hồi, nó sẽ dẫn đến suy thoái. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tin rằng Flash Crash chỉ là trục trặc kỹ thuật, chứ không phải là sự mất niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường.

Nhưng nếu Flash Crash kéo dài đủ lâu cũng sẽ gây lo ngại, tạo ra sự mất niềm tin đó. Nhất là khi diễn ra vào các chu kỳ kinh doanh nó cũng có thể gây ra suy thoái kinh tế.