Hầu hết sản phẩm giao dịch forex hiện nay đều là các sản phẩm giao dịch theo hợp đồng CFD. Tuy nhiên với 1 số sản phẩm hàng hóa, sàn có thể sử dụng 1 trong 2 loại hợp đồng gồm : giá theo hợp đồng giao ngay và giá theo hợp đồng tương lai để cung cấp cho trader. Điều này dẫn đến việc chênh lệch về mặt giá cả khi hợp đồng tương lai đáo hạn. Với các trader nước ngoài đây là điều rất bình thường, bởi hầu hết hàng hóa giao dịch đều là những sản phẩm theo giá hợp đồng tương lai thay vì giá giao ngay. Tuy nhiên, chúng có thể xa lạ với nhiều trader Việt, nhất là khi giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay có sự “lệch pha” vào thời điểm đáo hạn. Vậy hợp đồng tương lai là gì, chúng khác hợp đồng chênh lệch như thế nào?
Nội dung
- Hợp đồng tương lai (Futures contract) là gì?
- Hợp đồng tương lai hoạt động như thế nào?
- Ví dụ về hợp đồng tương lai
- Cách hoạt động của hợp đồng tương lai
- Các sản phẩm giao dịch theo hợp đồng tương lai
- Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai
- Hợp đồng tương lai và hợp đồng chênh lệch khác nhau như thế nào?
- Nơi thực hiện giao dịch
- Spread (phí chênh lệch)
- Quy mô hợp đồng
- Đòn bẩy
- Ngày hết hạn
- Cách phân biệt sàn cung cấp sản phẩm hợp đồng tương lai và hợp đồng giao ngay
- Phí Rollover là gì?
- Xem ngày đáo hạn hợp đồng tương lai ở đâu?
Hợp đồng tương lai (Futures contract) là gì?
Hợp đồng tương lai là một nhánh nhỏ của hợp đồng kỳ hạn, là thỏa thuận giữa 2 bên về việc mua/ bán tài sản cơ bản “chốt” theo 1 mức giá thống nhất từ trước, cho 1 thời điểm nào đó trong tương lai.
- Hợp đồng quyền chọn là gì?
- Hợp đồng kỳ hạn là gì?
Điều này đồng nghĩa, hợp đồng tương lai bắt buộc phải có ngày hết hạn, hay ngày đáo hạn để tài sản được giao theo giá thỏa thuận ban đầu. Người mua hợp đồng tương lai phải thực hiện nghĩa vụ mua và nhận tài sản cơ bản khi hợp đồng tương lai hết hạn. Người bán hợp đồng tương lai phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp và giao tài sản cơ bản vào ngày hết hạn.
Hợp đồng tương lai được sử dụng để phòng ngừa biến động giá tài sản cơ bản, giúp ngăn ngừa tổn thất do sự bất lợi thay đổi giá.
Chính vì các bên bắt buộc phải giao dịch tài sản vào một ngày được xác định trước trong tương lai, hay người mua phải mua hoặc người bán phải bán tài sản cơ bản ở mức giá đã định, bất kể giá biến đổi như thế nào vào ngày hết hạn. Nên sẽ có 3 trường hợp xảy ra khi giao dịch hợp đồng tương lai:
- Giá tương lai cao hơn so với giá giao ngay, hay giá thực tế. Lúc này sẽ xuất hiện 1 thứ được gọi là bù hoãn giá mua (Contango).
- Giá tương lai sẽ thấp hơn so với giá giao ngay hay giá thực tế. Lúc này sẽ xuất hiện 1 thứ được gọi là bù hoãn giá bán (Backwardation).
- Giá tương lai hội tụ hay bằng với giá thực tế.
Sở dĩ có bù hoãn giá mua và bù hoãn giá bán là bởi không 1 ai đoán được chính xác giá tương lai sẽ như thế nào. Tiêu biểu trong thời gian gần đây, vì ảnh hưởng bởi đại dịch viêm phổi cấp, giá dầu đã giảm xuống mức kỷ lục 17 USD/thùng, điều không 1 ai có thể ngờ được. Như vậy, nếu giá trong hợp đồng tương lai được xác định là 26 USD/thùng, đồng nghĩa các đơn vị “mua vào” sẽ bị lỗ 9 USD/thùng.
Lúc này để bù hoãn giá mua nhiều công ty sẽ kết hợp cùng lúc giá giao ngay và giá tương lai vào nhau để phòng ngừa rủi ro, đồng nghĩa họ có thể mua thêm 50% số lượng thùng ở mức 17 USD, đồng nghĩa có thể giảm số lỗ từ 9 USD xuống còn 4,5 USD, chờ bán khi giá cao hơn để tránh rủi ro hoặc đem về lợi nhuận lớn. Hành động này chính là khóa lợi nhuận bằng cách mua dầu thực và bán những hợp đồng kỳ hạn (forward) dầu trên thị trường tương lai.
Hợp đồng tương lai hoạt động như thế nào?
Hợp đồng tương lai cho phép người mua và người bán bảo vệ bản thân trước những rủi ro biến động của thị trường. Về bản chất, hợp đồng tương lai khá giống với hợp đồng kỳ hạn khi cùng phải cam kết giao dịch vào một ngày cụ thể với mức giá thỏa thuận trước đó.
Điều này càng thể hiện rõ khi giá dầu thô vào năm 2020 do đại dịch Covid đã giảm mạnh tới mức kỷ lục -30 USD/thùng. Chính vì thấy rõ những thay đổi quan trọng trong giá trị đặc biệt với các sản phẩm hàng hóa thiết yếu như dầu thô, cho nên việc sử dụng các hợp đồng tương lai sẽ phần nào khống chế được rủi ro cho cả bên mua và bên bán.
Ví dụ về hợp đồng tương lai
Một công ty hàng không vì muốn bảo đảm giá nhiên liệu không bị gia tăng bất ngờ, có thể tiến hành thực hiện hợp đồng mua nhiên liệu giao vào một thời điểm tương lai, với một mức giá được xác định trước đó. Giả sử một nhà phân phối nhiên liệu có thể bán một hợp đồng tương lai để đảm bảo nó có một thị trường ổn định cho nhiên liệu và để bảo vệ chống lại sự giảm giá bất ngờ.
Cả hai bên đều đồng ý về các điều khoản cụ thể: Mua (hoặc bán) 1.000 thùng nhiên liệu, giao hàng sau 90 ngày, với mức giá 50 USD/thùng. Nếu sau 90 ngày giá dầu giảm từ $ 50 mỗi thùng xuống còn $ 49, thì người bán sẽ thu lời được $ 1.000. Ngược lại, nếu hợp đồng tăng từ $ 50 lên $ 51, người bán sẽ lỗ $ 1.000.
Cách hoạt động của hợp đồng tương lai
Trong ví dụ trên cả hai bên đều là những người bảo vệ rủi ro, những công ty cần giao dịch hàng hóa cơ bản bởi vì nó là cơ sở kinh doanh của họ. Họ sử dụng thị trường tương lai để quản lý rủi ro thay đổi giá cả.
Với giao dịch hợp đồng tương lai cả người mua và người bán đều không có có nghĩa vụ pháp lý với nhau, mà thông qua sàn giao dịch tương lai được thiết lập như là nơi trung gian cung cấp dịch vụ cho cả hai bên, nhằm đảm bảo cả hai bên thực hiện các khoản thanh toán theo yêu cầu từ hợp đồng. Nhờ vậy, sẽ giúp người mua và người bán không cần phải kiểm tra xem xét độ tin cậy của đối tác bởi công việc này đã được sàn thực hiện.
Toàn bộ thông tin giao dịch như ngày, điều kiện giao hàng sẽ được thực hiện thông qua sàn giao dịch tương lai, người mua và người bán chỉ cần quyết định số lượng giao dịch và giá cả. Việc sử dụng hợp đồng tiêu chuẩn hóa giúp đảm bảo sẽ có người mua và người bán tiềm năng, giúp dễ dàng theo dõi giá trị thị trường thay đổi.
Khi đó, sàn giao dịch tương lai sẽ yêu cầu cả người mua và người bán gửi tiền vào tài khoản ký quỹ dưới dạng bảo mật, trong trường hợp sàn mặc định phải có khoản thanh toán bắt buộc.
Mặc dù thông số kỹ thuật tài sản và ngày giao hàng được cố định vĩnh viễn theo thời gian định trước, tuy nhiên giá thỏa thuận giữa người mua và người bán thay đổi theo thời gian. Mỗi ngày, các hợp đồng tồn tại trước được điều chỉnh sao cho giá của chúng khớp với giá của các hợp đồng mới được thỏa thuận; việc trao đổi đồng thời hoàn trả hoặc tính phí cho những người nắm giữ hợp đồng trước đó bằng cách điều chỉnh số dư của tài khoản ký quỹ của bên mua và bên bán. Quá trình này được gọi là “đánh dấu thị trường” để đảm bảo chủ hợp đồng nhận ra lợi nhuận hay thua lỗ ngay lập tức, thay vì phải đợi đến khi hợp đồng hết hạn.
Do giá hợp đồng tương lai luôn được đánh dấu trên thị trường mỗi ngày, nên vào thời điểm hợp đồng hết hạn, giá cuối cùng sẽ trùng với giá thị trường giao ngay. Lúc này, hợp đồng tương lai không còn giá trị; nếu 1 ai đó muốn mua hoặc bán tài sản, họ có thể làm như vậy trên thị trường mở với cùng mức giá được quy định trong hợp đồng. (Chủ hợp đồng sẽ nhận ra tất cả các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc di chuyển giá, do kết quả của các điều chỉnh đối với tài khoản ký quỹ của họ.) Vì lý do này, nên các nhà đầu cơ sẽ thường đóng lệnh trước ngày đáo hạn hợp đồng, để tránh rủi ro xảy ra (xem thêm phần rollover phía dưới của chúng tôi).
Các sản phẩm giao dịch theo hợp đồng tương lai
Hàng hóa cơ bản: như dầu thô, khí đốt tự nhiên, ngô và lúa mì
Chỉ số chứng khoán: như S & P 500 Index
Tiền tệ tương lai: như đồng euro và bảng Anh
Kim loại quý: vàng và bạc
Hợp đồng tương lai Kho bạc Hoa Kỳ như trái phiếu cùng 1 số sản phẩm khác
Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai
Ưu điểm
Nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng tương lai để đầu cơ theo hướng giá của một tài sản cơ bản.
Các công ty có thể phòng ngừa giá nguyên liệu thô hoặc sản phẩm họ bán để bảo vệ họ khỏi biến động giá bất lợi
Số tiền đặt cọc trong hợp đồng tương lai thường có mức khá thấp không phải là toàn bộ giá trị của sản phẩm hàng hóa
Không bị mất phí qua đêm cho tới ngày đáo hạn hợp đồng
Nhược điểm
Các nhà đầu cơ có thể thua lỗ, mất nhiều tiền hơn so với số tiền ký quỹ ban đầu do hợp đồng tương lai sử dụng đòn bẩy
Đầu tư vào một hợp đồng tương lai có thể gây cản trở cho 1 chủ đầu tư do họ dễ dàng bị bỏ lỡ bởi các biến động giá của hợp đồng giao ngay
Sử dụng ký quỹ trong hợp đồng tương lai có thể là con dao hai lưỡi với các nhà giao dịch khi nhờ vào đó họ sẽ thu được lợi nhuận lớn loa nhưng cũng có thể khiến họ mất trắng, cháy tài khoản.
Hợp đồng tương lai và hợp đồng chênh lệch khác nhau như thế nào?
Bạn có thể tham khảo bài viết giới thiệu về hợp đồng chênh lệch dưới đây:
- Hợp đồng chênh lệch (CFD) là gì?
Hợp đồng Tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua hoặc bán một công cụ tài chính (tài sản cơ bản) với giá thỏa thuận vào một ngày được xác định trước trong tương lai.
Hợp đồng tương lai là các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa xác định chính xác số lượng, chất lượng và vị trí của một tài sản vật chất, cũng như thời gian giao hàng. Khi hết hạn, các hợp đồng có thể được giải quyết bằng tiền mặt, khi tiền được ghi nợ hoặc ghi có vào tài khoản của các bên, hoặc bằng cách giao hàng thực tế, khi các bên phải thực hiện giao dịch đầu tư thực tế.
Hợp đồng chênh lệch CFD
Hợp đồng chênh lệch là một thỏa thuận trao đổi chênh lệch giá trị tài sản từ lúc bắt đầu hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng. Các nhà giao dịch cố gắng dự đoán biến động giá 1 cách chính xác nhất.
Nếu trader thấy trước rằng giá sẽ tăng, họ có thể sẽ đặt lệnh Buy. Trong khi đó, nếu anh ta tin rằng giá trị tài sản sẽ đi xuống, anh ta sẽ đặt lệnh Sell. Và từ thời điểm mở 1 vị thế cho đến khi đóng 1 vị thế, giá cả sẽ có thay đổi, khoảng chênh lệch này có thể là lỗ hoặc lãi, phụ thuộc vào phân tích kỹ thuật hay chiến lược giao dịch mỗi người.
Nơi thực hiện giao dịch
Hợp đồng tương lai được giao dịch tại các thị trường chính thức, chẳng hạn như CME Group, NASDAQ Futures Exchange (NFX), Euronext, thị trường phái sinh giao dịch chứng khoán tại New Zealann… Điều này làm cho các công cụ giao dịch tương lai được tiêu chuẩn hóa cao và khắt khe hơn.
Trong khi đó, hợp đồng chênh lệch thường giao dịch qua quầy (OTC), không được cung cấp bởi các sàn giao dịch chính thức, mà thông qua 1 nhà môi giới nào đó.
Spread (phí chênh lệch)
Spread là phí là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một tài sản.
Cả hợp đồng tương lai và CFD đều được giao dịch theo các mức spread khác nhau. Trong đó, Spread của hợp đồng tương lai sẽ thấp và hấp dẫn hơn so với CFD.
Quy mô hợp đồng
Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các sàn giao dịch lớn và được thiết kế để sử dụng bởi các tổ chức đầu tư lớn. Đó là lý do tại sao các hợp đồng tương lai thường quy định kích thước giao dịch lớn hơn nhiều so với CFD. Chẳng hạn, bạn có thể dễ dàng giao dịch 5 ounce vàng trị giá chỉ 7.250 USD thông qua CFD. Nhưng với một hợp đồng tương lai vàng Comex bạn phải giao dịch ít nhất là 100 ounce, tương đương khoảng 145.000 USD. Chính vì thế, giao dịch CFDs sẽ linh hoạt phù hợp với các trader nhỏ lẻ hơn so với hợp đồng tương lai.
Đòn bẩy
Đòn bẩy chính là chất xúc tác tuyệt vời giúp bạn giao dịch 1 khối lượng lớn chỉ với 1 số tiền nhỏ.
Đòn bẩy trong hợp đồng tương lai không cố định, có thể thay đổi từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, nhưng nhìn chung, nó không linh hoạt cho lắm. Tiền ký quỹ ban đầu (mức ký gửi tối thiểu cần thiết để mua hợp đồng tương lai) được xác định cho từng loại riêng biệt thông qua sự bù trừ hoặc trao đổi, khoảng 5-10% giá trị của hợp đồng tương lai.
Trái ngược với hợp đồng tương lai, CFD sẽ do 1 nhà môi giới cung cấp cho nên họ có quyền đặt giá trị ký quỹ ban đầu, nhờ vậy trader có thể tự tùy chọn đòn bẩy theo các mức quy định của sàn forex đó.
Ngày hết hạn
Đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hợp đồng CFD và hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai luôn xác định ngày hết hạn, còn CFD thì không.
Do tài sản cơ bản phải được giao theo giá thỏa thuận trước đó nên dẫn đến tình trạng phải có ngày chấm dứt, để đáo hạn và chuyển sang 1 hợp đồng mới hay kỳ hạn mới.
Ngược lại, hợp đồng chênh lệch không có giá cố định hoặc ngày hết hạn trong tương lai. Bạn thanh lý hợp đồng khi giá của tài sản cơ sở đi ngược lại với điều bạn kỳ vọng.
Cũng chính vì lí do này mà với hợp đồng tương lai trader sẽ KHÔNG BỊ MẤT PHÍ SWAP khi giao dịch qua đêm. Phí này chỉ được THU 1 LẦN DUY NHẤT vào thời điểm đáo hạn hợp đồng, được gọi là phí Rollover.
Trong khi đó, với các CFD sẽ bị thu phí swap nếu bạn để lệnh qua đêm và bị mất phí 3 lần vào đêm thứ 4 sang ngày thứ 5, nhưng bù lại, hợp đồng sẽ không bao giờ bị đào hạn hay hết hạn.
Cách phân biệt sàn cung cấp sản phẩm hợp đồng tương lai và hợp đồng giao ngay
Tất cả các sản phẩm tiền ngoại hối, sàn forex nào cũng cung cấp dạng hợp đồng giao ngay. Tuy nhiên, với các sản phẩm hàng hóa cơ bản như dầu, đậu tương, ngô… sẽ được chia làm 2 loại hợp đồng như chúng tôi nói ở trên.
Để biết sàn bạn đang giao dịch với các sản phẩm này sử dụng loại hợp đồng nào bạn chỉ cần xem phần phí qua đêm, nếu các sản phẩm mua và bán đều không bị trừ phí qua đêm (chỉ với hàng hóa thôi bạn nhé), thì sàn đó đang cung cấp sản phẩm theo dạng hợp đồng tương lai. Với những sàn bị trừ hoặc cộng phí qua đêm thì đó là sàn thực hiện theo giá giao ngay, với giá loại này sẽ không có ngày đáo hạn hợp đồng nhưng phí qua đêm sẽ là thứ bạn cần phải cân nhắc khi giao dịch, vì đây quả thực là 1 con số không nhỏ chút nào!
Xem thêm : Top sàn forex uy tín
Phí Rollover là gì?
Như vậy điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng tương lai và CFD chính là nằm ở Phí qua đêm. Với CFD phí qua đêm cho lệnh mua/bán sẽ được cộng hoặc trừ trực tiếp ngay vào tài khoản mỗi ngày, thì với các hợp đồng tương lai sẽ chỉ tính phí qua đêm 1 lần duy nhất vào thời điểm gia hạn thời gian đáo hạn hợp đồng hay còn gọi là Rollover.
Tiền phí sẽ được cộng hoặc trừ trực tiếp vào tài khoản 1 lần vào ngày đáo hạn. Những ngày sau, bạn vẫn được hưởng miễn phí qua đêm và chỉ bị trừ cho tới lần đáo hạn tiếp theo.
Điều này cho thấy nếu lựa chọn giao dịch theo các hợp đồng tương lai bạn sẽ được miễn phí giao dịch qua đêm, chỉ cần chốt lệnh trước ngày đáo hạn hợp đồng, là hoàn toàn được hưởng phí tốt, vừa không bị mất phí qua đêm như các sàn giao dịch sản phẩm phí CFD khác.
Xem ngày đáo hạn hợp đồng tương lai ở đâu?
Bạn có thể lên Investing và xem trực tiếp ngày đáo hạn bằng cách truy cập vào chính trang chủ tại đây. Sau đó, bạn tìm đến danh mục thị trường, nhấn vào “hàng hóa” sẽ hiện ra 1 bảng, bạn có thể lựa chọn sản phẩm muốn xem. Ở đây chungs tôi lấy ví dụ là “dầu” chẳng hạn, hãy nhấn vào dầu nếu muốn xem giá và ngày giờ của hợp đồng tương lai sẽ diễn ra:
Bạn kéo xuống phía dưới tìm đến chữ “hợp đồng”.
Nhấn vào đó, sẽ thấy bảng giá hợp đồng tương lai và thời gian diễn ra. Cần lưu ý, không ai biết trước giá ở tương lai có thực sự như vậy không, cho nên bạn không nên bám theo giá này để giao dịch bạn nhé!
Hoặc với các sàn như XTB, bạn có thể vào ngay phần trang chủ, chọn danh mục “thông tin sản phẩm.” Sau đó, kéo xuống dưới tìm đến bảng Rollover:
Như bạn thấy, XTB cung cấp đầy đủ thời gian đáo hạn hợp đồng tương lai cho từng sản phẩm, và không phải sản phẩm nào cũng giống nhau. Nên bạn có thể căn cứ theo bảng bên dưới để lựa chọn sản phẩm, cách thức, thời gian giao dịch phù hợp, sẽ tiết kiệm được rất nhiều phí qua đêm, để tăng lợi nhuận cho bản thân.
- Đánh giá sàn XTB
Như đã đề cập ở trên, điểm khác nhau cơ bản của hợp đồng tương lai và CFD chính là nằm ở phần phí qua đêm. Với CFD, tiền lãi được tính theo từng ngày, với hợp đồng tương lai, phí được tính vào trong tài sản cơ bản và chỉ tính thêm 1 lần nữa vào thời điểm chuyển giao hợp đồng, hay tới ngày đáo hạn. Chính vì thế, bạn chỉ cần xem trước lịch tại XTB hay Investing và đóng lệnh trước khi Rollover diễn ra là được.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng giao ngay. Chúc các bạn thành công!