Trong trading forex, việc kết hợp sử dụng các indicators có mối tương quan với nhau được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhằm tăng khả năng chính xác và tối ưu hóa lợi nhuận. Với quan niệm, các chỉ báo này sẽ khắc phục nhược điểm của chỉ báo kia và tạo ra một bộ chỉ báo toàn diện.
Nhưng sự thật lại ngược lại hoàn toàn. Sự phức tạp trong quá trình kết hợp các chỉ báo với nhau đã làm cho việc giao dịch khó khăn rất nhiều. Điều mà nhiều nhà đầu tư không biết đến thứ tạo nên các indicators chính là giá và thời gian hay nói cách khác là “hành động giá theo thời gian”.
PRICE ACTION – TIMING IS EVERYTHING
Vậy Price Action là gì? hãy cùng Bí Quyết Trading tìm hiểu về Price Action trong forex cũng như phương pháp Price Action thông qua bài viết dưới đây nhé!
Price Action là gì? các đặc điểm của Price Action
Price action là gì?
Price action là phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên hành động của giá để dự đoán tâm lý nhà đầu tư, các tín hiệu đảo chiều của xu hướng theo các mô hình nến. Đây được xem là một trong những phương pháp phân tích đơn giản nhất do chỉ tập trung phân tích vào giá mà không kết hợp sử dụng các indicators khác. Nhưng cũng chính vì chỉ sử dụng giá để phân tích mà price action đòi hỏi người sử dụng phải có sự hiểu biết về nến và khả năng phân tích tâm lý, cung cầu theo từng mô hình nến.
Đặc điểm của price action trong forex
Dữ liệu phân tích đơn giản
Điểm đặc biệt của price action so với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác chính là sự đơn giản của nó. Trong khi các phương pháp phân tích kỹ thuật khác sử dụng các thuật toán đơn giản đến phức tạp để tính toán các các chỉ số, chỉ báo….
Từ các chỉ báo này, nhà đầu tư bắt đầu sử dụng để phân tích các điểm ra vào lệnh, phân tích xu hướng, điểm kháng cự, hỗ trợ. Mỗi phương pháp phân tích lại mang những ưu và nhược điểm riêng nên để tối ưu hóa, các nhà đầu tư thường sử dụng kết hợp nhiều indicator với nhau để tạo nên một bộ indicator cho riêng mình.
Nhưng đây là quá trình rất phức tạp bởi ban đầu là sự lựa chọn kết hợp ngẫu nhiên các indicator với nhau, sau đó là quá trình giao dịch và kiểm nghiệm tính hiệu quả của các indicator này. Quá trình này thường mất rất nhiều thời gian để hoàn thành.
Đối với price action, nhà đầu tư chỉ cần phân tích đồ thị giá để đưa ra quan điểm của mình về thị trường. Các nhà đầu tư mới khi mới bước chân vào thị trường forex bắt buộc phải học về nến và các mô hình nến, vậy tại sao lại bỏ qua phương pháp phân tích price action này.
Câu trả lời nằm ở chính sự đơn giản của nó. Việc tiếp cận với những thứ đơn giản khiến đại đa số chúng ta cảm thấy nhàm chán và mau chóng chuyển sang những thứ phức tạp, cao siêu hơn vì nghĩ tính hiệu quả mà chúng mang lại tốt hơn. Chúng ta quên đi một điều quan trọng đó chính là sự đơn giản làm nên những khác biệt to lớn.
Dưới đây là sự so sánh giữa 2 nhà đầu tư sử dụng phương pháp price action và nhà đầu tư sử dụng kết hợp các indicator.
Phức tạp trong phân tích và sử dụng
Price action hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản đó là giá cả quyết định đến cung – cầu và khi cung cầu thay đổi sẽ quyết định đến giá cả thị trường. Các thay đổi trong cung – cầu đến từ sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội từ đó tác động đến tâm lý hành vi của các nhà đầu tư và sau cùng là làm thay đổi giá cả của các loại sản phẩm đầu tư.
Việc phân tích hành động của giá sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được cung – cầu của thị trường và ra các quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả cao. Đây cũng chính là điểm phức tạp của price action so với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác. Việc nắm bắt quy luật cung – cầu cũng đòi hỏi người sử dụng phải có khả năng phân tích tốt và kinh nghiệm phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy mà phương pháp này rất kén người sử dụng.
Các mẫu hình price action trong Forex thường gặp
Price action chủ yếu phân tích các hành động của giá thông qua các mô hình nến, vì vậy việc hiểu và biết ý nghĩa của từng loại mô hình nến rất quan trọng trong phương pháp phân tích này. Sau đây là một số mẫu hình price action mà nhà đầu tư dễ bắt gặp nhất.
Mẫu hình inside bar
Mẫu hình inside bar được tạo thành bởi ít nhất 2 cây nến. Nến đầu tiên trong mẫu hình inside bar luôn là nến dài nhất – thường được gọi là nến mẹ, các cây nến phía sau không cần biết là nến tăng hay giảm nhưng bắt buộc phải giao động trong biên độ của nến mẹ.
Mẫu hình inside bar được lý giải như sau: trong một thị trường với sự xuất hiện của sự tăng giá hoặc giảm giá mạnh sẽ làm các nhà đầu tư phân vân không biết nên hành động như thế nào trong một thị trường biến động mạnh. Sự phân vân cùng với khối lượng lớn giữa một bên là các nhà đầu tư chốt lời và một phần tin vào sự hồi phục của thị trường đã làm giá giao động chậm lại.
Giá giao động chậm lại và biên độ nến sau hẹp dần trong phạm vi của nến mẹ. Các nhà đầu tư lúc này đã bình tĩnh trở lại và chờ đợi vào tín hiệu giao dịch tiếp theo dễ vào lệnh theo xu hướng của thị trường. Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi giá bắt đầu tăng lên hoặc giảm vượt ra ngoài phạm vi của nến mẹ. Đây là thời điểm tuyệt vời để nhà đầu tư vào lệnh.
Mẫu hình inside bar thường bắt gặp khi có các tin tức sự kiện bất ngờ làm nhiều nhà đầu tư hoảng loạn, lúc này mức độ ảnh hưởng tin tức không được phân tích một cách đúng đắn và mang nhiều hành động cảm tính. Khi gặp những tình huống như thế này, thay vì hoảng loạn đưa ra quyết định vội vàng, nhà đầu tư nên theo dõi và chờ tín hiệu ra/vào lệnh. Dưới đây là một ví dụ về giao dịch với mẫu hình inside bar của US30 vào ngày 19/03/2021.
Mẫu hình Pin bar
Mẫu hình Pin bar là một mẫu hình cho thấy khả năng đảo chiều của thị trường.Mẫu hình Pin bar (hay còn gọi là pinocchio bar) bao gồm 1 cây nến Nhật với 3 bộ phận cấu thành là: thân nến ngắn; bóng nến ngắn hoặc không có; bóng nến dài ( thường dài gấp đôi thân nến).
Mẫu hình Pin bar rất dễ nhận biết bởi phần râu nến dài của nó. Mẫu hình Pin bar ngụ ý rằng: trong một xu hướng tăng giá đang diễn ra, một lượng lớn các nhà đầu tư chốt lời cộng với một lượng các nhà đầu tư tham gia bán khống làm cho giá nhanh chóng giảm xuống và đảo chiều xu hướng. Điều này cũng tương tự đối với thị trường giảm giá.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Pin bar có thể là do các tác động của các tin tức bất ngờ làm các nhà đầu tư nhất thời hoang mang. Điều kiện tốt nhất để vào lệnh đối với mẫu hình Pin bar là khi chúng xuất hiện ở những vùng kháng cự/hỗ trợ hoặc đỉnh/đáy của một xu hướng. Lúc này, mẫu hình Pin bar là một dấu hiệu tốt để vào lệnh với mức độ an toàn cao.
Mẫu hình nến nhấn chìm (BULLISH & BEARISH ENGULFING)
Mẫu hình nến nhấn chìm có thể chỉ ra sự đảo chiều của một xu hướng. Mẫu hình nến nhấn chìm bao gồm 2 nến: 1 nến nhỏ của xu hướng trước đó và nến sau khác xu hướng, có thân đặc, bao trùm cây nến trước đó. Dưới đây là mẫu hình nến nhấn chìm.
Mẫu hình nến nhấn chìm cho thấy sự tăng giá mạnh đột ngột trong một xu hướng giảm do các yếu tố kinh tế – chính trị – xã hội và trong xu hướng giảm cũng diễn biến như vậy. Sự tăng/giảm mạnh ngược với xu hướng trước đó cho thấy một sự chuyển biến mạnh trong tâm lý hành vi của nhà đầu tư. Sự thay đổi xu hướng một cách nhanh chóng có thể bẻ gãy xu hướng trước đó và tạo nên một xu hướng mới.
KIẾN THỨC FOREX VỀ CÁC GIẤY PHÉP SÀN FOREX CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Mô Hình Nến Bullish Engulfing (Mô Hình Nến Tăng Nhấn Chìm)
- Mô Hình Nến Bearish Engulfing (Mô Hình Nến Giảm Nhấn Chìm)
Kết luận
Trong suốt quá trình đầu tư Forex, việc phân tích các yếu tố cơ bản rất quan trọng và không thể thiếu. Nhưng để tối ưu hóa kết quả đầu tư việc sử dụng các kỹ thuật cũng quan trọng không kém trong việc tìm điểm vào thích hợp. Với việc tìm hiểu chuyên sâu về Price action và các mẫu hình nến sẽ đem lại cho nhà đầu tư những điểm vào lệnh tốt, từ đó nâng cao lợi nhuận đầu tư. Đầu tư là một quá trình mà ở đó sự đơn giản, tập trung lại tạo nên sự hiệu quả kỳ diệu.
Hy vọng qua bài viết này, Thư Viện Đầu Tư có thể giúp các trader thành thạo được phần nào áp dụng Price Action vào trong giao dịch forex để đạt hiệu quả cao.