RSI là gì? RSI là một chỉ báo (indicator) phân tích kỹ thuật thuộc bộ chỉ báo động lượng. Trong giao dịch Forex ngày nay, ngoài các khái niệm phổ biến và quen thuộc với trader như MACD, Moving Average, Stochastic… RSI cũng được xem là một trong những chỉ báo được sử dụng thường xuyên khi tham gia giao dịch.

Trong bài viết này, Bí Quyết Trading sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về chỉ báo RSI là gì?, để hiểu xem chỉ báo này là gì, nó có ý nghĩa như thế nào và làm sao để sử dụng chỉ báo RSI một cách hiệu quả.

RSI là gì? 3 phương pháp giao dịch với RSI

Chỉ báo RSI là gì?

RSI là cách viết tắt của cụm từ Relative Strength Index (tạm hiểu là khái niệm dùng để nói về chỉ số sức mạnh tương đối). RSI được xem là một chỉ báo động lượng, được các trader sử dụng với chức năng nhận định và đo lường về mức độ biến đổi giá. Từ đó, đánh giá tình hình “over bought” hoặc “over sold” (tạm dịch ra tiếng Việt là “quá mua” hoặc “quá bán”).

RSI là gì?
RSI là một dạng chỉ báo động lượng

Chỉ báo RSI được thể hiện ra bằng đường chuyển động giữa hai mốc giới hạn từ 0 đến 100.

Có thể bạn chưa biết: Chỉ báo RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder trong cuốn sách “Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật” được xuất bản vào năm 1978 trên tạp chí Modern Trader (nay là tạp chí Futures) trong số ra tháng 6 năm 1978.

KIẾN THỨC FOREX VỀ CÁC CHỈ BÁO GIAO DỊCH KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Chỉ Báo Stochastic Là Gì? 3 Phương Pháp Giao Dịch Với Chỉ Báo Stochastic
  • Chỉ Báo MACD Là Gì? 4 Cách Giao Dịch Với MACD Hiệu Quả Nhất

Chỉ báo RSI có ý nghĩa như thế nào?

Chỉ khi hiểu rõ về RSI, các trader mới có thể sử dụng chỉ báo này một cách hữu hiệu. Các thuyết giới thiệu về RSI cho người đọc biết rằng, RSI sẽ báo hiệu tình trạng thị trường đã bị mua hay bị bán quá mức, tức là thị trường đang tăng hay đang giảm quá nhiều. Đồng thời, chỉ báo RSI cũng báo hiệu cho người giao dịch biết rằng, khi nào thị trường sẽ có dấu hiệu đảo chiều.

Chỉ báo RSI có ý nghĩa gì
RSI báo hiệu cho trader về các biến động của thị trường

Thông thường, chu kỳ cơ bản được sử dụng của RSI là 14 phiên, giá trị được cung cấp sẽ dao động trong phạm vi kéo dải từ 0 đến 100 với đường chu kỳ cơ bản được vẽ ở mức 70 và 30

Chu kỳ có thể dài hơn hoặc ngắn hơn (có thể 80-20 hoặc 90-10) nhưng những chu kỳ này thường ít được các trader sử dụng hơn so với chu kỳ cơ bản.

Công thức tính RSI

Chỉ báo RSI được tính theo công thức sau:

Cách tính RSI
Công thức tính RSI

Trong đó, RS được hiểu là giá trị sức mạnh tương đối, giá trị của RS được tính theo công thức:

RS = Relative Strength = Average Gain / Average Loss

Thông thường, chỉ số kỹ thuật mặc định của RSI là 14. Do đó, biến RS có thể được tính bằng cách khác là:

RS = (14 EMA trên 14 thanh tăng cuối cùng) / (14 EMA trên 14 thanh cuối cùng)

Hướng dẫn phân tích chỉ báo RSI trong Forex trên phần mềm MT4

Hướng dẫn cài đặt RSI trên phần mềm MT4

Nền tảng giao dịch Forex cơ bản là MT4. Chính vì thế, dưới đây, Bí Quyết Trading sẽ hướng dẫn bạn đọc cách cài đặt RSI trên phần mềm MT4 theo 2 cách đơn giản

Cách thứ nhất:

  • Khởi động phần mềm MT4.
  • Trên thanh Menu, chọn Insert => Indicators => Oscillators => Relative Strength Index.
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo RSI trong MT4
Cài đặt chỉ báo RSI trên MT4 theo cách 1

Cách thứ hai:

  • Cũng khởi động phần mềm MT4.
  • Trên thanh Menu, danh sách Indicator => Oscillators => Relative Strength Index.
Hướng dẫn cài đặt RSI trong MT4
Cài đặt chỉ báo RSI trên MT4 theo cách 2

Hướng dẫn phân tích chỉ báo RSI qua các dấu hiệu cơ bản

Dấu hiệu “over bought” (mua nhiều)

Khi đường RSI nằm trong khoảng 70-100 thì xuất hiện dấu hiệu “over bought”. Dấu hiệu này cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và dự báo trong thời gian tới sẽ đảo chiều (tức giảm lại).

Dấu hiệu “over sold” (bán nhiều)

Khi đường RSI nằm trong khoảng 30-0 thì xuất hiện dấu hiệu “over sold”. Dấu hiệu này cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm và dự báo trong thời gian tới sẽ đảo chiều (tức tăng lên).

Dấu hiệu “Divergence” (phân kỳ)

Tương tự như chỉ báo động lượng MACD, RSI có thể xuất hiện dấu hiệu Divergence” để báo hiệu cho trader thấy thị trường đang đảo chiều. Cách nhận biết như sau:

  • Trong lúc đường RSI đang tăng thì thị trường tạo đáy mới thấp hơn, chứng tỏ: Thị trường có dấu hiệu đảo chiều tăng.
  • Trong lúc đường RSI đang giảm thì thị trường tạo đáy mới cao hơn, chứng tỏ: Thị trường có dấu hiệu đảo chiều giảm.

3 cách giao dịch với chỉ báo RSI trong Forex hiệu quả

Có nhiều cách khác nhau để các trader tiến hành giao dịch với RSI. Tuy nhiên, dưới đây, Bí Quyết Trading sẽ chỉ giới thiệu các nhà đầu tư 3 cách giao dịch với RSI đơn giản và hiệu quả:

1

Giao dịch với quá mua và quá bán

Đây là một trong những cách giao dịch đơn giản nhất. Các trader có thể dựa vào 2 mức “over bought” và “over sold” mà RSI nhận diện được, sau đó tiến hành phân tích và xác định tín hiệu giao dịch tại 2 vùng này.

  • Nếu RSI “tuột” qua mức 30 (vùng “over sold”) và sau đó “cắt” ngược lên thì thực hiện ngay lệnh “buy”
  • Nếu RSI “trôi” qua mức 70 (vùng “over bought”) thì thực hiện ngay lệnh “sell”
Giao dịch với RSI ở mức quá bán
Cách giao dịch với RSI cơ bản

Tuy nhiên, phương pháp trên sẽ không hiệu quả nếu bạn giao djch “NGƯỢC XU HƯỚNG”

Giá tiếp tục đi xuống cho dù RSI đang quá bán
Giá tiếp tục đi xuống cho dù RSI đang quá bán

Trong hình minh hoạ trên trên bạn có thể thấy chỉ báo RSI đi vào vùng quá bán liên tiếp nhưng nó tiếp tục DUY TRÌ trong vùng quá bán rất lâu. Trong lúc đó giá tiếp tục giảm và liên tiếp tạo các đáy mới thấp hơn đáy cũ.

Nếu bạn chỉ sử dụng một cách máy móc mà không quan tâm đến XU HƯỚNG thị trường thì bạn sẽ thường xuyên gặp phải sai lầm này

2

Kết hợp chỉ báo RSI với Moving Average

Đường trung bình động (MA) là một trong những chỉ báo trong MT4 xác định nhanh xu hướng của thị trường hay một cặp tiền tệ. Do đó, chỉ báo MA sẽ hỗ trợ RSI trong việc xác định XU HƯỚNG

Xem thêm: Đường trung bình động (MA) là gì?

Chúng ta sẽ kết hợp đường SMA 30, đường SMA 100 và chỉ báo RSI với nhau như sau:

Đối với lệnh BUY/MUA:

  • Vào lệnh khi SMA 30 cắt lên SMA 100 và chỉ báo RSI trên 50
  • Thoát lệnh khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 hoặc khi RSI xuống dưới 30

Đối với lệnh SELL/BÁN:

  • Vào lệnh khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 và chỉ báo RSI dưới 50
  • Thoát lệnh khi SMA 30 cắt lên SMA 100 hoặc khi RSI lên vùng 70

Bạn hãy xem ví dụ sau đây để có thể hiểu rõ

Cách giao dịch với RSI với đường MA
Cách giao dịch với RSI với đường MA

Trong hình minh hoạ trên, bạn có thể thấy các điều kiện giao dịch đều được thỏa mãn với SMA 30 cắt lên SMA 100 và RSI trên 50.

3

Kết hợp chỉ báo RSI với Bollinger Bands

Bollinger Bands là một chỉ báo trễ (Lagging Indicator), có nghĩa là đi sau giá. Nó cung cấp những tín hiệu xác nhận sau khi giá đã chạy.

Với Bollinger Bands, đa số thời gian giá luôn nằm giữa 2 dải band trên và band dưới, với dải trên của đường Bollinger Band được coi như là ngưỡng kháng cự và dải dưới của Bollinger Band là ngưỡng hỗ trợ

Vì vậy, phương án giao dịch cơ bản nhất với Bollinger Bands là SELL/BÁN khi giá chạm band trên và BUY/MUA khi giá chạm Band dưới. Còn với RSI, dấu hiệu đơn giản nhất và cũng là dấu hiệu đặc trưng của RSI, đó chính là QUÁ MUA và QUÁ BÁN.

Kết hợp chỉ báo RSI và Bollinger Bands khá là đơn giản:

  • Chờ đợi RSI vào vùng QUÁ BÁN hoặc QUÁ MUA
  • Chờ thời điểm giá chạm Band dưới (hoặc Band trên)
Kết hợp chỉ báo RSI với Bollinger Bands
Giao dịch kết hợp giữa RSI và Bollinger Bands

RSI trong chiến lược này sẽ đóng vai trò là bộ lọc, giúp cho các tín hiệu giao dịch trở nên rõ ràng và làm tăng xác suất chiến thắng cao hơn so với việc chỉ giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands

Lưu Ý: Bạn phải luôn luôn nhớ rằng hãy GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG, bởi trong một thị trường có xu hướng mạnh, giá có thể duy trì mức QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN trong một thời gian rất dài

Một số câu hỏi thường gặp

Khi giao dịch với RSI cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Thứ nhất, RSI chỉ có tính dự báo, không đảm bảo những dự báo sẽ chính xác hoàn toàn.

Thứ hai, RSI chỉ mang đến xác suất nhất định, xác suất này không có ý nghĩa tuyệt đối 100%.

Thứ ba, khi giá vượt ngưỡng “buy” hoặc ngưỡng “sell” không có nghĩa là giá sẽ chắc chắn đảo chiều ngay lập tức.

Thứ tư, nếu sự đảo chiều xảy ra từ những dự báo của RSI, sự đảo chiều này có thể diễn ra tùy mức thời gian, hoặc ngắn hạn, hoặc trung hạn hoặc cũng có thể là dài hạn.

RSI kết hợp với chỉ báo nào là tốt nhất?

Trả lời: Để sử dụng công cụ chỉ báo RSI hiệu quả, các bạn nên kết hợp cùng với các chỉ báo khác sẽ giúp chúng ta ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn (Bollinger bands, MACD, MA, vùng hỗ trợ và kháng cự…). Sẽ không có một chỉ báo nào kết hợp tốt nhất với RSI, bởi mỗi một chỉ báo sẽ có ưu nhược điểm của riêng mình. Để có thể tìm ra chiến lược giao dịch tốt nhất, các nhà đầu tư phải tự mình trải nghiệm, rèn luyện thật nhiều để có thể biết được phương pháp giao dịch nào phù hợp nhất

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu các trader Việt đang phân vân lựa chọn một sàn forex uy tín để mở tài khoản giao dịch, test các chiến lược chỉ báo. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu, tra cứu các thông tin từ A-Z về các Forex Boker tại đây để tự lựa chọn cho mình một sàn forex uy tín

 

TRA CỨU FOREX BROKER

 

Ngoài ra bạn cũng có thể tự tìm hiểu thêm về sàn Forex uy tín qua một các bài viết sau:

  • Đánh giá sàn Forex | Review sàn forex chi tiết
  • Top 6 sàn Forex uy tín tốt nhất hiện nay

Kết luận

RSI là một chỉ báo vô cùng quen thuộc trong giao dịch Forex. Các trader cần hiểu rõ về chỉ báo này cũng như cách sử dụng nó để có thể tiến hành quá trình giao dịch một cách hữu hiệu.

Lưu Ý: Hiện nay, trên mạng có rất nhiều thông tin không chính thống, sai kiến thức. Điều này dễ gây ra nguy hiểm nếu bạn áp dụng sai lệch công cụ chỉ báo này trong giao dịch (ảnh hưởng tới lợi nhuận giao dịch). Vì vậy hãy dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi, rèn luyện và học hỏi để có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm sử dụng công cụ RSI nhé!

Hy vọng qua bài viết này, Bí Quyết Trading đã mang đến cho quý độc giả một cái nhìn tổng quát về RSI là gì? cũng như cách giao dịch với chỉ báo này. Chúc các bạn sử dụng RSI thành công trong mọi giao dịch.