Việc đầu tư có thể sẽ rất rủi ro ngay cả đối với các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm nhất trong thời gian xảy ra thị trường con gấu. Thị trường gấu là giai đoạn được đánh dấu với giá cổ phiếu giảm liên tục.
- Bull Market là gì? Tim hiểu thì trường theo chiều giá lên
Vậy thị trường gấu như thế nào mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến vậy, cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung
- Thế nào là Bear Market?
- Xu hướng của Bear Market
- Có nên giao dịch với Bear Market
Thế nào là Bear Market?
Khái niệm: Thị trường gấu (bear market) xảy ra khi mà các sản phẩm tài chính đang không ngừng rớt giá trên thị trường tài chính, thời điểm này sẽ khiến cho tâm lý sợ hãi và bi quan của các nhà đầu tư lan rộng cả thị trường và điều hiển nhiên họ sẽ bán tống, bán tháo các cổ phiếu đang nắm giữ càng làm cho vòng xoáy đi xuống của giá cổ phiếu càng mạnh hơn.
Nói cách khác thì Bear Market hay thị trường con gấu chỉ thị trường khi giá của chứng khoán giảm mạnh và sự bi quan lan rộng trong thị trường khiến sự suy giảm của chỉ số cứ liên tục tiếp diễn, nhà đầu tư phần lớn thua lỗ và quyết định cắt lỗ khiến cho áp lực bán ngày càng gia tăng lại tiếp tục đẩy chỉ số giảm.
Sẽ có rất nhiều cách xác nhận một thị trường trở thành thị trường con gấu, tuy nhiên cách được nhiều người chấp nhận nhất là khi sự suy giảm từ 20% trở lên của chỉ số (DJI, S&P500, VNINDEX, VN30,…) xuất hiện thì trong khoảng thời gian hơn hai tháng chúng ta chính thức bước vào thị trường con gấu dù không có sự đồng ý chính thức từ tất cả các nhà đầu tư. Nhưng nói chung thì người ta chấp nhận rằng đặc trưng một thị trường con gấu là khi có sự sụt giảm từ 20% trở lên của giá trong một khoản thời gian hai tháng và mỗi đợt giá giảm lần sau lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá, xu thế cấp một này được gọi là thị trường con gấu.
Xu hướng của Bear Market
Có thể nguyên nhân của thị trường con gấu rất phức tạp, nhưng tóm lại thì một sự suy yếu về nền kinh tế sẽ dẫn tới Bear market và dấu hiệu của một nền kinh tế suy yếu thể hiện qua tỉ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, sự suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và bất kì sự can thiệp nào của chính phủ, của ngân hàng trung ương cũng có thể kích hoạt sự xuất hiện của thị trường con gấu.
Giả dụ như nếu chính phủ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc FED tăng lãi suất có thể dẫn đến thị trường con gấu hoặc khi một biến cố bất ngờ nào đó khiến sự tự tin của các nhà đầu tư biến mất cũng là dấu hiệu của việc con gấu sẽ xuất hiện. Và chỉ khi một lượng lớn nhà đầu tư tin vào điều gì đó sẽ xảy ra khiến họ sẽ hành động như bán cổ phiếu để tránh thua lỗ, từ đó kích hoạt giảm giá hàng loạt trên thị trường.
Trong một thị trường con gấu, niềm tin của nhà đầu tư là rất thấp vì họ chọn cách bán ra cổ phiếu của họ trong một thị trường con gấu vì lo sợ sẽ lỗ hơn nữa, dẫn đến việc bán liên tục thúc đẩy một chu kỳ tiêu cực lẩn quẩn dù các tác động tài chính của thị trường con gấu có thể thay đổi. Và theo thường lệ thì thị trường gấu được đánh dấu bằng mức giảm 20% hoặc nhiều hơn trong giá cổ phiếu trong ít nhất hai tháng.
Thị trường con gấu gây ra những kinh nghiệm đau thương cho hầu hết các nhà đầu tư vì thị trường con gấu thường bắt đầu khi niềm tin nhà đầu tư bắt đầu suy yếu sau một khoảng thời gian giá cổ phiếu tăng điểm tốt. Đến lúc nào đó, các nhà đầu tư ngày càng bi quan về trạng thái của thị trường, họ có xu hướng bán ra các khoản đầu tư của họ để tránh mất tiền từ giá cổ phiếu giảm, theo như họ dự đoán và hành vi này có thể gây hoảng loạn trên toàn thị trường, và lúc đó giá cổ phiếu có thể giảm mạnh mẽ. Nếu điều này xảy ra, hoạt động giao dịch có xu hướng giảm, cũng như lãi suất cổ tức giảm, tại một số thời điểm trong một thị trường con gấu, các nhà đầu tư thường sẽ cố gắng tận dụng giá cổ phiếu thấp bằng cách tái đầu tư trên thị trường, còn khi hoạt động giao dịch tăng lên và niềm tin của nhà đầu tư bắt đầu tăng lên, thị trường giảm cuối cùng có thể chuyển lại sang thị trường tăng.
Có nên giao dịch với Bear Market
Đầu tiên, các nhà đầu tư nên biết rằng không ai có thể dự báo chính xác thị trường, nhất là thị trường con gấu có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào khi khả năng thị trường sụt giảm không phải là tất cả các nhà đầu tư đều kiên quyết đứng ngoài, đôi khi những người chấp nhận đứng ngoài cuộc trong thập kỷ qua đã bỏ lỡ một trong những cơ hội gia nhập thị trường tăng trưởng đáng giá nhất trong lịch sử, đặc biệt đúng đối với giai đoạn thị trường con gấu cuối, thứ đã đốt cháy tài khoản rất nhiều nhà đầu tư. Thêm vào đó, hiện tại khi thị trường tăng trưởng liên tục dài nhất trong lịch sử và S&P đang giao dịch ở mức cao nhất mọi thời đại, nhiều nhà đầu tư trở nên ngần ngại hơn trong việc đầu tư vào cổ phiếu, vì mối lo ngại rằng thị trường con gấu đang đến gần dẫn đến một sự bi quan và bỏ lỡ lợi nhuận dài hạn đặc biệt của thị trường chứng khoán do sự sợ hãi này.
Thị trường giá xuống được gắn với loài gấu (bear) vì người ta ví von sự sụt giá giống như cách mà loài Gấu tấn công, luôn giáng những cú chết người từ trên xuống dưới còn thị trường giá lên với hình ảnh con bò (bull) là do cách thức tấn công của loài thú này, hất cặp sừng sắc nhọn từ dưới lên trên.
Tuy nhiên, trong thị trường chứng khoán, việc giá cả lên hay xuống thất thường đã khiến thị trường nóng lên hay nguội lạnh trong một thời điểm, đây chính là tâm lý bầy đàn mà người ta thường ví cho các loài động vật hoang dã là Bò, hay Gấu.
Đôi lúc con người thì sẽ có đầu óc thông minh tuyệt đỉnh không ai bằng, nhưng nhiều khi hiệu ứng dây chuyền của đám đông đã đánh mất khả năng phán xét. Khi trong hoàn cảnh như vậy, các nhà đầu cơ có thể đưa ra một tầm nhìn lớn hơn là nên hiểu được hành vi của thị trường cũng như chính sách tiền tệ và có những quyết định kịp thời, đúng lúc để mang lợi ích về cho mình trước bao đổi thay.