Có một số yếu tố cơ bản giúp hình thành nên độ yếu mạnh đồng tiền chính trong dài hạn và sẽ ảnh hưởng đến bạn, một nhà giao dịch ngoại hối. Chúng tôi đã liệt kê cho bạn những điểm quan trọng nhất tác động tới nền kinh tế: Triển vọng kinh tế và mức độ tăng trưởng

Chúng ta bắt đầu từ nền kinh tế và triển vọng với người dân, doanh nghiệp và chính phủ. Thật dễ hiểu khi người dân cảm nhận được một nền kinh tế lớn mạnh. Họ sẽ cảm thấy vui mừng, an toàn và thích chi tiêu mua sắm. Các công ty cũng sẵn lòng nhận lấy số tiền trên và nó “chúng ta kiếm được tiền rồi!”

Bây giờ nên làm gì với số tiền này?  Công ty cũng sẽ tiêu số tiền đó đi. Tất cả tạo ra thuế thu nhập cho chính phủ. Và họ cũng lại bắt đầu tiêu tiền. Bây giờ, tất cả mọi người đều tiêu tiền điều này có xu hướng tác động tích cực đến nền kinh tế.

Mặt khác, một nền kinh tế yếu thường đi kèm với người dân không chi tiêu, các doanh nghiệp không kiếm tiền và không chi tiêu, và chính phủ là người duy nhất tiêu tiền. Cả triển vọng kinh tế tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiền tệ.

Dòng vốn

Toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ và internet đều góp phần đẩy mạnh đầu tư tiền tệ dù bạn ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ngay cả khi bạn chỉ ngồi ở nhà.

Chỉ cần một vài cú nhấp chuột là bạn đã có thể đầu tư vào các sàn giao dịch tại New York hoặc London Stock exchange, hay theo dõi những chỉ số Nikkei hoặc Hang Seng, hoặc mở một tài khoản ngoại hối để giao dịch đô la Mỹ, euro, yên và thậm chí cả các loại ngoại tệ khác.

Dòng vốn đo lượng tiền chảy vào và ra khỏi một quốc gia hoặc nền kinh tế nhờ vào việc đầu tư mua và bán. Điều quan trọng bạn muốn theo dõi là số dư dòng vốn, theo hướng tích cực hay tiêu cực.

Một quốc gia có số dư dòng vốn tích cực, tức là các khoản đầu tư nước ngoài vào trong nước lớn hơn các khoản đầu tư ra nước ngoài. Khi cán cân dòn vốn thâm hụt sẽ mang tính ngược lại. Tức là việc đầu tư ra nước ngoài sẽ nhiều hơn việc đầu tư quốc nội.

Càng nhiều đầu tư vào một quốc gia, càng làm tăng nhu cầu đối với đồng tiền của quốc gia đó khi các nhà đầu tư nước ngoài phải bán tiền của họ để mua đồng nội tệ. Nhu cầu này làm cho đồng tiền bản địa tăng giá trị. Đây chính là quy luật cung cầu mà chúng ta từng biết.

Như bạn biết, nếu nguồn cung tiền cao (hoặc yếu) tiền có xu hướng mất giá trị. Khi dòng tiền đầu tư từ nước ngoài thay đổi, các nhà đầu tư trong nước cũng rời bỏ, lúc này đồng tiền nội địa sẽ gặp nhiều trở ngại khi mọi người đều bán ra và mua vào loại ngoại tệ tại nơi họ muốn đầu tư.

Dòng vốn nước ngoài luôn yêu thích những quốc gia có lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế  mạnh. Nếu quốc gia đó có một thị trường tài chính ngày càng phát triển thậm chí tốt hơn. Thị trường chứng khoán đang bùng nổ, lãi suất cao… điều mà ai cũng thích, đúng không? Lúc này đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào. Và một lần nữa, nhu cầu cho đồng tiền trong nước lại tăng lên và làm chúng có giá trị hơn.

Dòng chảy và cán cân thương mại

Chúng ta đang sống trong một thị trường toàn cầu. Các quốc gia bán hàng hóa của mình cho các quốc gia muốn mua (xuất khẩu), đồng thời mua hàng hóa mà họ muốn từ các nước khác (nhập khẩu). Hãy nhìn xung quanh nhà bạn đi.

Hầu hết các thứ như đồ điện tử, quần áo, đồ chơi xuất hiện trong nhà có thể được làm từ 1 quốc gia nào đó mà không phải là nước bạn đang sinh sống. Mỗi khi bạn mua một thứ gì đó, bạn phải bỏ tiền túi ra để mua. Cho dù mua từ ai hay bất cứ đâu bạn cũng đều phải sử dụng tiền tệ để trao đổi.

Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ thanh toán tiền cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc khi họ mua hàng. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc thanh toán tiền cho các nhà xuất khẩu châu  u khi họ mua hàng. Tất cả việc mua bán này được đi kèm với việc trao đổi tiền tệ, từ đó dòng tiền được lưu thông vào và ra khỏi một quốc gia.

Cán cân thương mại đo lường tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu của một nền kinh tế quốc gia. Nó thể hiện nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của một quốc giá, và cuối cùng là tiền tệ.

Nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, được gọi là thặng dư và cán cân thương mại luôn dương. Nếu nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, được gọi là thâm hụt và cán cân thương mại luôn âm.

Xuất khẩu> Nhập khẩu = Thặng dư thương mại = Số dư thương mại (+)

Nhập khẩu> Xuất khẩu = Thâm hụt thương mại = Số dư thương mại âm

Thâm hụt thương mại thường sẽ đẩy giá tiền tệ giảm so với các đồng tiền khác.

Các nhà nhập khẩu họ sẽ phải bán tiền tệ của họ để mua ngoại tệ quốc gia bán hàng cho họ. Khi thâm hụt thương mại xảy ra, đồng nội tệ sẽ bị bán để mua hàng hóa nước ngoài.

Do đó, tiền tệ của quốc gia thâm hụt thương mại ít có nhu cầu hơn so với đồng tiền của nước có thặng dư thương mại.

Các nhà xuất khẩu hoặc quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, và đồng tiền của họ đang được mua nhiều hơn bởi quốc gia cần mua hàng xuất khẩu tại những nước này. Nhu cầu sẽ tăng lên, đồng nghĩa tiền tệ có giá trị hơn.

Tất cả đều do nhu cầu tiền tệ. Các loại tiền tệ có nhu cầu cao có xu hướng được đánh giá tốt hơn các loại tiền tệ có nhu cầu thấp.

Những năm 2009 và 2010 chắc chắn là những năm mà nhiều người quan tâm tới chính sách quốc gia nhất, tự hỏi về những khó khăn tài chính đang phải đối mặt, và hy vọng một số trách nhiệm tài chính sẽ sớm kết thúc.

Sự bất ổn của chính phủ hiện tại hoặc những thay đổi đối với chính quyền hiện tại có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của quốc gia đó và thậm chí cả các quốc gia láng giềng. Và bất kỳ tác động nào của nền kinh tế  cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái.

Bài viết được dịch bởi kienthucforex.com từ nguồn babypips.com