Chỉ số giá tiêu dùng CPI là một trong những chỉ số rất quen thuộc trong giới trader, đây là chỉ số được cập nhật hàng tháng bởi Cục Thống kê Bộ lao động Mỹ và sử dụng để xác định tỷ lệ lạm phát cũng như chi tiêu trên mức giá cố định.
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức giá trung bình của các sản phẩm và dịch vụ từ các nhóm đại diện hoặc được gọi là giỏ hàng hóa trung bình của người tiêu dùng, tức đo lường mức tiêu dùng của người dân.
Nội dung
- Thế nào là CPI?
- Ý nghĩa chỉ số CPI
- Phương pháp tính CPI như thế nào
- CPI ảnh hưởng như thế nào
Thế nào là CPI?
Consumer Price Index được viết tắt là CPI, có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng, đây là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Chỉ số tiêu dùng CPI phản ánh mức tiêu dùng, sức mua của một nền kinh tế và được tính theo tỷ lệ phần trăm.
CPI là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát, ngoài ra nó còn là một chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ do người hưởng lương ở thành thị, công chức hay toàn bộ người tiêu dùng thành thị mua trên thị trường tiêu dùng hàng hóa.
Để tính chỉ số CPI, người ta phải cố định giá cả của một thời kỳ nào đó, gọi là thời kỳ gốc, thời kỳ cơ sở, bởi vì nó là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian, do đó chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng, cũng không đơn giản để hiểu chút nào.
Ý nghĩa chỉ số CPI
Về mặt ý nghĩa, CPI được xem như một công cụ để đo mức lạm phát, việc theo dõi CPI là rất quan trọng bao gồm giá cả của thức ăn và năng lượng sao cho nó bình ổn trong tháng.
Đây còn được coi như là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian.
Do đó khi CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại.
Trong đó, giá tiêu dùng là giá mà người tiêu dùng mua hàng hoá hoặc chi trả cho các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày.
Giá tiêu dùng được biểu hiện bằng giá bán lẻ hàng hoá trên thị trường và giá dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống, không bao gồm giá đất đai, giá hàng hoá bán cho sản xuất và các công việc có tính chất sản xuất kinh doanh, tức chỉ xét tới những hàng hóa thiết yếu trong đời sống.
Ngoài nó còn có ý nghĩa như là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian, nó phản ảnh tốc độ thay đổi giá của các mặt hàng tiêu dùng chình như lương thực, thực phẩm, quần áo,… Sự biến động của CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lam phát, lúc này khủng hoảng kinh tế rất dễ nổ ra.
Phương pháp tính CPI như thế nào
Khi bạn là trader, bạn không cần phải học các tính toán chỉ số CPI cụ thể là như thế nào, nếu biết thì càng tốt. Khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng, người ra sẽ tính số bình quân của giá cả trong kỳ báo cáo so với kỳ cơ sở. Các bước cần thực hiện để tính được chỉ số này bao gồm như sau:
Thứ nhất, cố định giỏ hàng hóa, là thông qua việc điều tra, người ra sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua nó.
Thứ hai, xác định giá cả, là mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa phải được thống kê tại mỗi thời điểm khác nhau.
Thứ ba, lấy số lượng nhân với giá cả của từng mặt hàng trong giỏ rồi cộng lại để tính được chi phí để mua được cả giỏ hàng hóa đó.
Thứ tư, xác định thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh. Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong 5 đến 7 năm tùy ở từng theo từng quốc gia.
Có được hết 4 dữ kiện trên, sau đó tính chỉ số giá tiêu dùng CPI bằng công thức dưới đây:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1
Đây là công thức thiên về lý thuyết kinh tế học, bạn là trader giao dịch hàng ngày thì chỉ cần biết chỉ số giá tiêu dùng có thể được xác định bằng cách tính tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ đối với tổng giá trị chi tiêu, và thường thì CPI được tính hàng tháng và hàng năm, và theo dõi chúng trên lịch kinh tế được báo trước.
CPI ảnh hưởng như thế nào
Việc thay đổi của giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các chứng khoán có lãi suất cố định.
Thị trường chứng khoán sẽ biến động, nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán. Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì chúng là các khoản tiền trả cố định, do đó các trader cần hết sức lưu ý.
Người ta thường kì vọng mức độ lạm phát nhẹ trong nền kinh tế đang tăng trưởng, tuy nhiên nếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh các nhà sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận. Mặt khác giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu của người tiêu dùng, trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để bán được hàng, tuy nhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm một lượng tương ứng, do đó biên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng, cổ phiếu sẽ dao động.
Trên thực tế, chỉ số CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn.
Ngoài ra, CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế nữa. Đó là toàn bộ khái niệm về chỉ số giá tiêu dùng CPI, các bước tính chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Cần xem lịch kinh tế thường xuyên để biết được việc giao dịch phụ thuộc vào tin tức như thế nào cho hiệu quả, tối ưu lợi nhuận.