Bạn là một trader chuyên nghiệp? Bạn là một trader phân tích kỹ thuật thích sử dụng Price Action?
Chắc hẳn bạn phải thuần thục một chiến lược giao dịch có tên là Pin Bar, nếu bạn sử dụng chiến lược Pin Bar này thành thạo, khả năng kiếm lời của bạn là cực kỳ lớn.
Vậy Pin Bar là gì và tại sao nó lại lợi hại như vậy? Cùng phân tích và cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung
- 1. Đặc điểm
- 2. Ý nghĩa
- 3. Cách giao dịch sao cho hiệu quả
- 3.1 Vào lệnh theo thị trường
- 3.2 Vào lệnh theo stop
- 3.2 Vào lệnh theo limit
1. Đặc điểm
Đúng như tên gọi của nó, chữ “Pin” có nghĩa là chiếc đinh ghim và Pin Bar ở đây ý chỉ đến một dạng nến có hình thù tương tự như một chiếc đinh ghim vậy, nó có một cái bóng rất dài trong khi đó cái thân của nó cực kỳ nhỏ.
Nến Pin Bar là một nến đơn lẻ và nó thể hiện sự từ chối mức giá cao nhất hoặc thấp nhất của cây nến. Có nghĩa là sau thời điểm mở cửa, giá sẽ di chuyển về một hướng nhất định và sau đó phản ứng rồi đảo chiều thay đổi giá theo hướng ngược lại gần như ngay lập tức, trong một khoảng thời gian rất ngắn, để tạo thành một cái bóng nến dài.
Nến Pin Bar rất dễ nhận ra bởi vì nó có một đuôi bóng nến dài và có một điểm cực kỳ quan trọng là không phải tất cả cây nến có bóng nến dài đều là pin bar mà chỉ những nến có bóng nến dài hơn nhiều so với thân nến mới có thể xem xét là pin bar với giá đóng cửa gần hoặc ngay vị trí giá mở cửa, tức là phần thân nến rất nhỏ, phần bóng dài hơn thân nến rất nhiều.
2. Ý nghĩa
Mô hình nến Pin Bar là một nến tín hiệu đảo chiều rất phổ biến và rất được ưa chuộng để sử dụng trong trading, nó rất hay xảy ra ở vị trí ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, từ đó được dùng để giao dịch theo đảo chiều một cách mạnh mẽ.
Các trader có thể kết hợp với các công cụ đảo chiều khác để tăng thêm tính hiệu quả của Pin Bar.
Một nến Pin Bar có chất lượng tốt thường xuất hiện sau một vài nến đi ngược lại với xu hướng chính, tức nó còn được gọi với tên gọi là ngược xu hướng.
3. Cách giao dịch sao cho hiệu quả
Như đã nói, Pin bar là một tín hiệu dự báo sự đảo chiều, nên việc giao dịch theo Pin Bar cũng là giao dịch theo sự đảo chiều của thị trường.
Nếu Pin bar đi vào ngưỡng hỗ trợ hoặc ngưỡng kháng cự thì giao dịch với Pin bar là lý tưởng hơn. Một vài công cụ chỉ báo cho thấy được các vùng hỗ trợ và kháng cự như đường trung bình, ngưỡng fibonacci, đỉnh hoặc đáy đã phá vỡ,….
Trong phần lớn thời gian hình thành của cây nến, giá không tập trung ở phần thân nến, mà chỉ tập trung dao động ở phần bóng nến mà thôi. Tốt nhất là phần đầu và thân nến được hình thành trong một khoảng thời gian rất ngắn (tùy theo khung thời gian các bạn chọn lựa) trước khi kết thúc cây nến.
Chiến lược giao dịch theo Pin bar đặc biệt rất được các nhà giao dịch lướt sóng rất ưa chuộng vì nó nhanh, nhanh vào lệnh cũng nhanh thoát lệnh.
Xét với hệ thống Pin bar chúng ta có 3 cách vào lệnh khá đơn giản và cơ bản:
3.1 Vào lệnh theo thị trường
Đối với cách này khá đơn giản, nếu trong một xu hướng đang diễn ra và xuất hiện Pin bar với bóng khá dài thì rất nhiều khả năng ngay sau khi nến Pin bar đóng cửa, thì dự đoán thị trường sẽ biến động mạnh sau đó, và nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội thì bạn có thể vào lệnh ngay khi Pin bar đóng cửa.
Khi đó bạn có thể có được lợi nhuận sớm và khá tốt nếu thị trường biến động mạnh ngay sau đó. Như hình bên dưới là một ví dụ:
3.2 Vào lệnh theo stop
Cách vào lệnh này cũng cực kỳ đơn giản, đây là một lệnh mang tính xác nhận, tức là nếu giá xác nhận Pin bar là đúng thì lúc đó chúng ta mới vào lệnh dựa trên sử dụng lệnh sell stop và buy stop.
Nếu như nến Bullish Pin bar thì chúng ta đặt lệnh buy stop ngay trên đỉnh pin bar và khi giá phá vỡ đỉnh để khớp lệnh cũng là một sự xác nhận cho việc giá tăng, stop loss ở dưới bóng của cây nến pin bar đó.
Ngược lại, với Bearish Pin thì chúng ta đặt lệnh sell stop ngay dưới đỉnh pin bar và khi giá phá vỡ đáy để khớp lệnh cũng là một sự xác nhận cho việc giá tăng, stop loss ở trên bóng của cây nến pin bar đó.
Hình bên dưới là một ví dụ minh họa cho trường hợp vào lệnh này:
3.2 Vào lệnh theo limit
Cách vào lệnh này cũng cực kỳ đơn giản, hoàn toàn ngược lại với cách thứ 2, tức là ta sẽ dùng lệnh limit để setup cho chiến lược giao dịch.
Nếu như nến Bullish Pin bar thì chúng ta đặt lệnh buy limit ngay giữa thân Pin bar, stop loss ở dưới bóng của cây nến pin bar đó.
Ngược lại, với Bearish Pin thì chúng ta đặt lệnh sell limit ngay giữa thân Pin bar, stop loss ở trên bóng của cây nến Pin bar đó.
Việc đợi chờ giá hồi Pin bar này hầu như xảy ra rất thường xuyên, ngay sau khi kết thúc nến Pin bar thì đến cây nến tiếp theo giá thường sẽ hồi về khoảng giữa của Pin bar rồi sau đó mới đi theo hướng mong muốn của thị trường.
Cho nên vì thế, chúng ta không nên nóng vội mà có thể đặt lệnh một cách thụ động với một lệnh sell limit hoặc buy limit.
Thông thường chúng ta đặt buy limit ở khoảng 30%-50% (điểm chính giữa) độ rộng của cây nến Bullish pin bar.
Ngược lại, với Bearish pin chúng ta đặt sell limit ở khoảng 30%-50% (điểm chính giữa) độ rộng của cây nến.
Việc chúng ta giao dịch bằng lệnh limit cho thấy độ chịu rủi ro sẽ bị hạn chế lại, và lợi nhuận vì đó mà cũng tăng lên, tuy nhiên cơ hội cũng sẽ ít hơn hai cách vào lệnh 1 và 2.
Hình bên dưới là một ví dụ minh họa cho trường hợp vào lệnh này:
Cần lưu ý rằng bất kỳ một phương pháp giao dịch nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của riêng nó, và giao dịch theo các tín hiệu Pin Bar không ngoại trừ quy luật đó. Dù nó là một trong những dạng nến sử dụng theo mô hình giá rất phổ biến trong giới trading.
Tuy nhiên, do nó chỉ là một nến đơn lẻ cho nên để giao dịch hiệu giao dịch hiệu quả với nến này thì bạn cần kết hợp với nhiều yếu tố phân tích khác để gia tăng khả năng thành công của lệnh giao dịch. Mô hình nến Pin Bar này cũng sẽ mạnh hơn khi kết hợp với các công cụ chỉ báo đảo chiều khác sẽ tăng hiệu suất giao dịch cũng như độ chính xác sẽ được nâng lên cao hơn rất nhiều.
Cuối cùng, các bạn cũng đừng quên xem các tin tức ảnh hưởng đến thị trường forex như lịch kinh tế được công bố trên các trang tin tức lớn thế giới như forexfactory.com, investing.com,… để có những theo dõi sát sao trong chiến lược giao dịch của mình nhé.